Triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch |
Ngày 24/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp về triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo và các nhà khoa học của các Cục, Vụ, Trung tâm, Viện, Trường trực thuộc Bộ NN-PTNT. Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp
Báo cáo kết quả công nhận tiến bộ kỹ thuật (TBKT) ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch giai đoạn 2018-2023, ông Nguyễn Quang Tin, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết: Trong năm năm qua, tổng số có 465 giống và 220 quy trình kỹ thuật trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã được công nhận. Trung bình mỗi năm có khoảng 100 giống và hơn 40 quy trình kỹ thuật được công nhận, trong đó lĩnh vực trồng trọt chiếm phần lớn (68%) với 373 giống và 91 quy trình, trong đó lúa và ngô được công nhận nhiều nhất (lúa: 168 giống, 9 quy trình kỹ thuật; ngô: 43 giống và 3 quy trình kỹ thuật). Các lĩnh vực khác như trồng trọt; chăn nuôi; lâm nghiệp; cơ điện nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, mỗi lĩnh vực chiếm trên dưới 10%. Tỷ lệ công nhận TBKT (về giống) do các đơn vị sự nghiệp chiếm 70%, các công ty, doanh nghiệp chiếm 30%. Theo ông Nguyễn Quang Tin, các TBKT bao phủ ở đẩy đủ các lĩnh vực nông nghiệp, giúp cho nâng cao chất lượng nông sản và tiếp cận với trình độ TBKT trong khu vực, đem lại hiệu quả cho người sản xuất, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, TBKT vẫn còn ít, quy mô nhỏ, chưa tạo ra đột phá trong sản xuất, thị tường KHCN chưa phát triển (có giống tốt nhưng chưa chuyển giao được nhiều), khó khăn trong việc triên khai Nghị định 70/2028/NĐ-CP của Chính phủ cần được tháo gỡ. Để thúc đẩy TBKT ngành nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch trong thời gian tới, ông Nguyễn Quang Tin nêu các giải pháp, gồm: Tăng cường hợp tác và tạo nhiều đối tác giữa nông dân, nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông để giúp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiệu quả hơn; Ứng dụng nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh: các công nghệ như cảm biến, bản đồ GPS và máy bay không người lái đẻ đo lường và quản lý chính xác sản lượng cây trồng; Cung cấp khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào và đầu ra như hạt giống, phân bón, thuốc BVTV để áo dụng hiệu quả các công nghệ mới; Lựa chọn, phát triển các công nghệ phù hợp; Đào tạo năng lực cho nông dân, cán bộ khuyến nông, nhà nghiên cứu; Thúc đẩy chia sẻ kiến thức, tri thức thông qua hội nghị, hội thảo và diễn đàn trực tuyến, chia sẻ thông tin giúp tăng số lượng và chất lượng các TBKT trong nông nghiệp…
GS Trần Đình Hòa, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phát biểu tại cuộc họp Tại cuộc họp, các đại biểu đã nêu tình hình triển khai và những hạn chế, khó khăn trong ứng dụng và chuyển giao TBKT vào sản xuất nông nghiệp trong các lĩnh vực như khuyến nông, khuyến lâm, cơ điện, công nghệ sau thu hoạch, thủy lợi, thủy sản… và đề xuất các kiến nghị mong Bộ NN-PTNT hỗ trợ nhằm đưa TBKT vào thực tiễn, đến được với người nông dân, từ đó phát triển ngành nông nghiệp ngày một bền vững. “Các đề tài nghiên cứu cần sát với thực tiễn, đưa được vào cuộc sốc, thực sự giúp ích cho người nông dân. Tư duy khoa học nhưng đồng thời cũng phải đi cùng với tư duy như kinh tế, tư duy như một doanh nghiệp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại cuộc họp Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Trong một chuỗi ngành hang thường bắt đầu từ giống, tiếp đến là quy trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến, đóng gói, phân phối, thị trường, người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay chuỗi ngành hàng đó dường như không được xuyên suốt mà đang bị cắt khúc. Theo Bộ trưởng, năm 2023 được coi là năm chuẩn hóa của ngành nông nghiệp, sẽ không chỉ chuẩn hóa về giống mà còn phải chuẩn hóa quy trình canh tác, thu hoạch, sau thu hoạch. Định hướng về KHCN thời gian tới cần rõ ràng hơn để tạo ra hình ảnh một nền nông nghiệp chuyên nghiệp được chuẩn hóa quy trình từ giống tới canh tác, nuôi trồng… và đến khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Toàn cảnh cuộc họp V.A (mard.gov.vn) |