Lễ ra mắt Chi hội Khoa học Đất trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang In
Thứ tư, 18/05/2016 09:05

Được sự quan tâm, tạo điều kiện Hội Khoa học Đất Việt Nam và sự nhất trí của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang, sáng 17/5/2016, Chi hội Khoa học Đất trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt.

 

PGS.TS. Lê Thái Bạt – Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Đất Việt Nam

trao Quyết định thành lập Chi hội cho Ban Chấp hành Chi hội Khoa học Đất trường ĐH Nông – Lâm Bắc Giang

 

Hội Khoa học Đất Việt Nam tặng Chi hội Khoa học Đất Nhà trường sách, tạp chí chuyên ngành


Tới dự buổi lễ, về phía Hội Khoa học Đất Việt Nam có PGS.TS. Lê Thái Bạt – Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội; TS. Nguyễn Đình Bồng – Chuyên viên cao cấp, Phó Chủ tịch Hội; PGS.TS. Nguyễn Thị Dần - Ủy viên Ban chấp hành Hội; PGS.TS. Đào Châu Thu - Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội; ThS. Phạm Minh Hạnh – Thư ký Hội. Về phía Nhà trường có TS. Nguyễn Bình Nhự - Chủ tịch Hội đồng trường; Đại diện một số phòng, khoa; Cán bộ, giảng viên khoa Tài nguyên & Môi trường và các thành viên của Chi hội Khoa học Đất đến từ các phòng, khoa, trung tâm trong Nhà trường.

 

TS. Nguyễn Bình Nhự - Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu


Việc thành lập Chi hội Khoa học Đất trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang có ý nghĩa quan trọng giúp các hội viên là cán bộ, giảng viên của Nhà trường được tiếp cận, giao lưu, gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học đầu ngành của Hội về lĩnh vực Khoa học Đất. Đây cũng là cơ hội để tiếp thu và cập nhật các thông tin khoa học của ngành, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tình hình mới. Ngoài ra, sự ra đời của Chi hội góp phần tích cực nâng cao trình độ của hội viên trong công tác điều tra, nghiên cứu, giảng dạy, sử dụng, bảo vệ, cải tạo, quy hoạch và quản lý đất. Cùng với đó là phổ biến kiến thức, chuyển giao kỹ thuật sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất, độ phì nhiêu của đất nhằm phát triển tài nguyên đất và góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững cho tỉnh Bắc Giang và khu vực.

 

PGS.TS. Lê Thái Bạt - Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Đất Việt Nam

phát biểu giao nhiệm vụ cho Chi hội


Phát biểu tại Lễ ra mắt, PGS.TS. Lê Thái Bạt - Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Đất Việt Nam nhấn mạnh Chi hội Khoa học Đất trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang phải bám sát quy định, điều lệ Hội để xây dựng chương trình hoạt động của Chi hội gắn với nhiệm vụ chuyên môn của Nhà trường; đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết để tạo ra sức mạnh chung của Hội trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học Đất. PGS.TS. Lê Thái Bạt mong muốn các hội viên Chi hội Khoa học Đất trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang sẽ sớm có những công trình nghiên cứu, những bài viết khoa học được công bố trên tạp chí chuyên ngành do Hội phụ trách.

 

TS. Nguyễn Văn Bài – Trưởng khoa Tài nguyên & Môi trường, Chi hội trưởng phát biểu


Thay mặt cho Ban chấp hành Chi hội Khoa học Đất trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang, TS. Nguyễn Văn Bài – Trưởng khoa Tài nguyên & Môi trường xin hứa trong thời gian tới sẽ tìm ra những hoạt động đặc thù của trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang gắn với các hoạt động công tác của Chi hội, của đơn vị và Nhà trường. TS. Nguyễn Văn Bài mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm chia sẻ, định hướng của các nhà khoa học, các chuyên gia Hội Khoa học Đất Việt Nam để Chi hội trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang hoạt động hiệu quả đóng góp vào sự phát triển chung của Nhà trường và của Trung ương Hội.

 

Hội Khoa học Đất Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Chi hội Khoa học Đất trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang


DANH SÁCH HỘI VIÊN

CHI HỘI KHOA HỌC ĐẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG – LÂM BẮC GIANG

STT

Họ và tên

Đơn vị công tác

Chức trách

1

TS. Nguyễn Văn Bài

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Chi hội trưởng

2

TS. Khương Mạnh Hà

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Chi hội phó

3

ThS. Tạ Thị Kim Bình

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Thư ký

4

TS. Nguyễn Bình Nhự

Chủ tịch Hội đồng trường

Hội viên

5

TS. Nguyễn Văn Vượng

Trưởng khoa Nông học

Hội viên

6

TS. Phùng Gia Hưng

Trưởng Phòng Thiết bị & Đầu tư

Hội viên

7

ThS. Thân Thế Hùng

Phó trưởng Phòng Tổ chức cán bộ

Hội viên

8

ThS. Phạm Quốc Thăng

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

9

ThS. Vũ Trung Dũng

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

10

ThS. Đỗ Thị Lan Anh

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

11

ThS. Lê Thị Hương Thúy

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

12

ThS. Trịnh Xuân Huy

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

13

ThS. Phan Lê Na

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

14

ThS. Đỗ Thị Ngọc Ánh

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

15

ThS. Trần Thị Hiền

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

16

ThS. Nghiêm Thị Hoài

Khoa Tài nguyên & Môi trường

Hội viên

Hội Khoa học Đất Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội được thành lập ngày 30/8/1991 nhằm mục đích tập hợp và đoàn kết những nhà khoa học làm công tác nghiên cứu về đất đai của Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay, Hội có 34 Chi hội và 5 Trung với 750 hội viên (trong đó có 100 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ; 170 thạc sĩ và 480 kỹ sư) làm công tác khoa học kỹ thuật về đất.

Hội Khoa học Đất Việt Nam (Trung ương Hội và các Chi hội trực thuộc) đã xuất bản 22 đầu sách, ra 25 số tạp chí Khoa học Đất đảm bảo chất lượng được bạn đọc đánh giá cao. Hội viên của Hội đã công bố hơn 400 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước. Các nhà khoa học của Hội đã tham gia giảng dạy, đào tạo gần 1000 sinh viên, 40 tiến sĩ và 500 thạc sĩ. Các hội viên của Hội tham gia tổ chức hơn 100 lớp tập huấn ngắn hạn cho nông dân và cán bộ địa phương.

Đặc biệt Hội đã tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tham gia xã hội hóa các hoạt động giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường. chăm sóc sức khỏe cộng đồng và xóa đói giảm nghèo.

Trong chiến lược phát triển, Hội Khoa học Đất Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng Hội thành tổ chức nghề nghiệp vững mạnh từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở ở địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc thành lập các chi hội ở cấp cơ sở, địa phương là một xu thế phát triển tất yếu.

Trần Trang